Giỏ hàng

Kiến thức toán để học Hoá Chuyên

🔥 Chuẩn bị “sẵn sàng” cho chuyên Hóa – Những kiến thức cơ bản bạn nên nắm trước! 🔥

Có thể nhiều bạn vẫn nghĩ rằng Hóa học chỉ xoay quanh các phản ứng và việc tính toán theo hệ số tỉ lệ trong các phương trình. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong ba phương diện chính của Hóa học – cụ thể là “nghiên cứu chuyển hóa qua lại giữa các vật chất”. Hai phương diện còn lại bao gồm:

  • Bản chất hóa học của vật chất: Nghiên cứu cấu trúc, tính chất và cách thức liên kết của các nguyên tố, hợp chất.
  • Năng lượng kèm theo các chuyển hóa: Tập trung vào các khía cạnh năng lượng trong quá trình phản ứng hóa học, như nhiệt động học và động hóa học.

Cả hai mảng này đều đòi hỏi bạn phải có kiến thức Toán học để hiểu sâu và vận dụng vào thực tiễn. Nghĩa là để học tốt chương trình Hóa học chuyên, bạn cần có một nền tảng Toán học khá vững – nhưng tin tốt là những kiến thức này hoàn toàn không vượt ra ngoài chương trình Toán học phổ thông (những thứ bạn chắc chắn đã được dạy ở cấp 3). Sự khác biệt là, chương trình chuyên Hóa đòi hỏi bạn nắm vững những kiến thức này sớm hơn, thậm chí là tự học trước khi được thầy cô giảng dạy. Vì vậy, hãy chủ động ôn tập và chuẩn bị từ sớm để có nền tảng vững chắc cho những kiến thức chuyên sâu sau này! Cụ thể:

1. Hoá học vô cơ

– Phần này không đòi hỏi nhiều kiến thức Toán học nâng cao, dễ tiếp cận và thân thiện với người mới bắt đầu. Tuy học chuyên sâu thì khác, nhưng ở bậc phổ thông thì yên tâm.

2. Cấu trúc nguyên tử

– Thường thì chỉ cần nắm được một số kiến thức cơ bản về đạo hàm và tích phân là đủ.

– Lưu ý: Phần orbital và năng lượng electron có nhiều phương trình dài dòng, nhưng bạn không cần nhớ hết – vì mọi hằng số đều được cung cấp sẵn!

3. Phân tử – Liên kết hóa học

– Ở đây, bạn có thể bắt gặp một chút kiến thức về vector (đặc biệt là ở phần cuối). Không quá khó, chỉ cần ôn lại những kiến thức cơ bản về không gian.

4. Tinh thể

– Yêu cầu chủ yếu là “tư duy hình không gian” và khả năng thực hiện các thao tác tính toán cơ bản với những khối hình đơn giản. Đây là phần giúp bạn rèn luyện trực giác về hình học không gian.

5. Nhiệt động lực học

– Bạn cần có kiến thức về tích phân, biết vận dụng các công thức cơ bản trong tính toán và hiểu được ứng dụng thực tiễn của tích phân trong hóa học. Phần này giúp bạn nhìn nhận mối liên hệ giữa lý thuyết và ứng dụng trong đời sống.

6. Động hóa học phản ứng

– Đây là phần đòi hỏi nhiều kiến thức Toán học nhất, bao gồm vi phân – tích phân và logarithm. Nhưng tin tốt là: khi bạn đã nắm vững kiến thức cho Nhiệt động học và Động hóa học, bạn sẽ tự tin theo kịp chương trình chuyên Hóa (bao gồm cả phần Dung dịch và Điện hóa). Riêng với Hóa hữu cơ ở bậc THPT chuyên thì hầu như không đòi hỏi nhiều kiến thức toán học.

👉 Điểm mấu chốt:

Như đã đề cập trong bài trước, các kiến thức Toán phục vụ cho việc học chuyên Hóa hoàn toàn nằm trong chương trình Toán cấp 3 – chỉ khác là bạn cần chủ động đọc trước một chút trước khi thầy cô giảng bài.